Theo quy định hiện hành, mọi công dân có quyền khiếu nại phạt nguội nếu cho rằng quyết định xử phạt chưa hợp lý. Do đó, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tài xế cách khiếu nại đúng quy định pháp luật để bảo vệ quyền lợi của mình.
Khiếu nại phạt nguội được hiểu là quá trình tài xế hoặc chủ phương tiện phản hồi, yêu cầu xem xét lại quyết định xử phạt vi phạm giao thông qua hình thức phạt nguội. Việc khiếu nại thường xảy ra khi người bị phạt cho rằng có sai sót trong quá trình xác minh, ghi nhận vi phạm hoặc khi họ có đủ bằng chứng chứng minh mình không vi phạm luật giao thông.
Thực tế rằng, người vi phạm có quyền khiếu nại khi có căn cứ cho rằng quyền lợi của mình bị xâm hại. Việc khiếu nại có thể đúng hoặc không đúng. Trường hợp việc khiếu nại không thành công thì người vi phạm cũng không bị xử phạt thêm về lỗi nào khác.
Thông thường, các tài xế hay tiến hành khiếu nại phạt nguội trong các trường hợp sau:
- Sai thông tin phương tiện: Biên bản xử phạt ghi nhận sai biển số xe, loại phương tiện hoặc thời gian, địa điểm vi phạm.
- Không trực tiếp điều khiển phương tiện: Chủ xe nhận thông báo vi phạm nhưng tại thời điểm đó không phải là người lái, đã bán xe hoặc cho thuê xe mà không còn trách nhiệm pháp lý.
- Sai quy trình xử phạt: Lực lượng chức năng không thực hiện đúng quy trình thông báo, không cung cấp bằng chứng vi phạm rõ ràng (hình ảnh, video).
- Hệ thống ghi nhận lỗi sai: Camera giao thông có thể ghi nhận nhầm vi phạm do góc quay, ánh sáng hoặc lỗi kỹ thuật.
- Có lý do chính đáng: Trong một số trường hợp đặc biệt, nếu tài xế có bằng chứng hợp lệ (giấy tờ cấp cứu, nhiệm vụ khẩn cấp, v.v.), có thể khiếu nại để xem xét miễn hoặc giảm mức phạt.
Căn cứ quy định của Luật Khiếu nại 2011, người dân và các tài xế có thể khiếu nại theo 2 hình thức sau:
- Khiếu nại bằng đơn khiếu nại. Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.
- Khiếu nại trực tiếp. Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung như trên.
Tại Điều 7 và 9 của Luật Khiếu nại 2011, Quốc Hội quy định rõ về trình tự khiếu nại sẽ được áp dụng như sau:
- Bước 1: Nộp đơn khiếu nại lần đầu
Người bị xử phạt có 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt hành chính để gửi đơn khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định xử phạt hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp của người đó. Ngoài ra, người khiếu nại cũng có thể lựa chọn khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.
- Bước 2: Giải quyết khiếu nại lần đầu
Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận đơn và xem xét nội dung khiếu nại. Tiếp đó, cơ quan này sẽ đưa ra quyết định giải quyết khiếu nại lần 2.
- Bước 3: Nộp đơn khiếu nại lần 2 (nếu không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại lần đầu)
Nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại chưa được giải quyết, họ có thể gửi đơn khiếu nại lần 2.
Đơn được gửi đến thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu. Ngoài ra, người khiếu nại có thể lựa chọn khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.
- Bước 4: Giải quyết khiếu nại lần 2
Cơ quan có thẩm quyền cấp cao hơn sẽ xem xét và đưa ra quyết định giải quyết khiếu nại lần 2.
Bước 5: Khởi kiện tại Tòa án hành chính (nếu không đồng ý với quyết định lần 2)
Nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết, họ có thể nộp đơn khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.
Với 5 bước nộp đơn và xử lý khiếu nại như trên từ luật phạt nguội mới nhất, quy trình này sẽ giúp đảm bảo tối đa quyền lợi hợp pháp cho người khiếu nại.
Trước khi tiến hành khiếu nại phạt nguội, tài xế nên kiểm tra lại lỗi vi phạm của phương tiện để xác minh thông tin. Cách thức tra cứu phạt nguội ô tô, xe máy toàn quốc vừa nhanh chóng lại chính xác có thể áp dụng ngay theo 3 bước sau:
- Bước 1: Mở trình duyệt (Google Chrome, Firefox, Cốc Cốc,...) trên máy tính hoặc điện thoại của bạn và truy cập vào trang web loiphatnguoi.vn.
- Bước 2: Tại giao diện trang chủ, bạn chọn loại phương tiện cần tra cứu (ô tô, xe máy, hoặc xe máy điện). Sau đó, bạn nhập biển số xe và nhấn ô lệnh “Tra ngay”.
- Bước 3: Hệ thống sẽ tra cứu và trả kết quả chỉ trong vài giây. Nếu xe tra cứu không vi phạm, hệ thống sẽ thông báo “chưa phát hiện lỗi vi phạm”. Trường hợp có vi phạm, hệ thống sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về lỗi phạt nguội mà phương tiện đã vi phạm.
Dữ liệu kết quả trả về được lấy trực tiếp từ Cục CSGT (csgt.v) các tài xế có thể hoàn toàn an tâm về độ uy tín, chính xác. Sau khi nhận kết quả tra cứu, tài xế cần kiểm tra kỹ thông tin để đưa ra quyết định có khiếu nại hay không.
Như vậy, nếu nhận được thông báo phạt nguội mà cảm thấy chưa chính xác, bạn nên kiểm tra kỹ thông tin bằng cách tra cứu phạt nguội trên loiphatnguoi.vn và tiến hành khiếu nại đúng quy định lên cơ quan có thẩm quyền để hỗ trợ xử lý. Đừng quên thường xuyên truy cập loiphatnguoi.vn để tra cứu phạt nguội và cập nhật các tin tức giao thông mới nhất nhé.