Cho người khác mượn xe rồi xảy ra tai nạn là rủi ro không ai mong muốn. Thế nhưng cho mượn xe gây tai nạn ai chịu trách nhiệm? Câu trả lời chi tiết sẽ được giải đáp ngay trong nội dung bài viết dưới đây.
Cho mượn xe gây tai nạn ai chịu trách nhiệm hiện là thắc mắc của không ít độc giả. Để trả lời câu hỏi này, bạn đọc cần căn cứ theo Bộ luật Dân sự 2015.
Cụ thể tại Điều 584 của Bộ luật Dân sự 2015, Quốc hội quy định quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh như sau:
- Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
- Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
- Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên, người mượn xe khi gây ra tai nạn sẽ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu lỗi do mình gây ra chứ không phải chủ xe. Tương tự như vậy, trường hợp cho người khác mượn xe vi phạm giao thông thì người mượn xe gây vi phạm giao thông cũng phải chịu trách nhiệm với trường hợp của mình chứ không phải chủ xe.
Theo quy định tại Nghị định 168/2024/NĐ-CP, người điều khiển phương tiện không chính chủ và gây tai nạn giao thông sẽ bị xử phạt hành chính tùy theo loại phương tiện và đối tượng vi phạm.
Cụ thể, hành vi lái xe mô tô, xe máy không chính chủ hoặc không đăng ký xe theo quy định được quy định mà gây tai nạn thì sẽ phải chịu xử phạt như sau:
- Cá nhân vi phạm: Phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng.
- Tổ chức vi phạm: Phạt tiền từ 1.600.000 - 2.000.000 đồng.
Đối với xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự ô tô:
- Cá nhân: Phạt tiền từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng.
- Tổ chức: Phạt tiền từ 8.000.000 - 12.000.000 đồng.
Ngoài mức phạt tiền, chủ phương tiện còn buộc phải thực hiện các thủ tục cần thiết như đổi, thu hồi, cấp mới hoặc cấp lại giấy đăng ký xe, biển số xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật (trừ trường hợp phương tiện bị tịch thu theo quy định của pháp luật).
Trong trường hợp chính chủ giao xe cho người không đủ điều kiện gây tai nạn chết người, chủ sở hữu xe có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều này đã được Quốc hội quy định chi tiết trong Điều 1 của Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.
Cụ thể, người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây chết người thì sẽ bị phạt như sau:
- Trường hợp tai nạn làm chết 1 người, người giao xe bị phạt tiền từ 10.000.000 - 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
- Trường hợp tai nạn làm chết 2 người, người giao xe sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 - 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm.
- Trường hợp tai nạn làm chết 3 người trở lên, người giao xe sẽ bị phạt tù từ 2 - 7 năm.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 - 30.000.000 đồng.
Như vậy, để tránh những rủi ro không đáng có xảy ra, các chủ xe trước khi cho mượn xe hãy kiểm tra kỹ các giấy tờ cần có của người mượn. Đồng thời khi thấy người mượn xe có dấu hiệu không tỉnh táo do đã uống rượu bia, sử dụng chất kích thích… thì tuyệt đối không nên cho mượn xe.
Trên đây, bài viết trên đây đã giải đáp chi tiết tới bạn đọc hành vi cho mượn xe gây tai nạn ai chịu trách nhiệm bồi thường và những vấn đề liên quan. Đừng quên thường xuyên truy cập loiphatnguoi.vn để tra cứu phạt nguội và cập nhật các tin tức giao thông mới nhất nhé.