Số câu hỏi: | |
Tổng điểm: | |
Đánh giá: |
Hiện nay, số lượng câu hỏi lý thuyết trong kỳ thi sát hạch lái xe ô tô các hạng B1, B2, C… đã tăng từ 450 lên 600 câu, khiến việc ghi nhớ và ôn tập trở nên khó khăn hơn. Để hỗ trợ thí sinh, loiphatnguoi.vn cung cấp tính năng thi thử lý thuyết bằng lái xe ô tô B1, C, giúp bạn làm quen với đề thi, ôn luyện hiệu quả và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.
Thi thử lý thuyết bằng lái xe ô tô là bước quan trọng giúp thí sinh chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi chính thức. Việc này mang lại nhiều lợi ích như:
- Làm quen với cấu trúc đề thi: Giúp nắm rõ dạng câu hỏi, cách phân bổ thời gian và tránh bỡ ngỡ khi thi thật.
- Củng cố kiến thức luật giao thông: Ôn tập quy tắc, biển báo, sa hình để lái xe an toàn và đúng luật.
- Xác định điểm yếu: Nhận ra những phần chưa vững để tập trung ôn luyện hiệu quả hơn.
- Tăng cơ hội đậu: Thi thử nhiều lần giúp bạn tự tin, giảm áp lực và nâng cao khả năng đạt kết quả tốt.
Bộ đề thi thử lý thuyết bằng lái xe ô tô 600 câu là tài liệu ôn tập mới nhất, được biên soạn theo đề thi sát hạch chính thức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Phiên bản cập nhật này mang lại nhiều lợi ích cho học viên, bao gồm:
- Nội dung cập nhật: Bổ sung kiến thức mới về biển báo, tốc độ xe theo quy chuẩn quốc gia, quy định nồng độ cồn và các tình huống giao thông thực tế.
- Loại bỏ câu hỏi "học vẹt": Các câu hỏi được chỉnh sửa kỹ lưỡng, loại bỏ nội dung không liên quan đến thực tiễn lái xe.
- Câu hỏi điểm liệt: Giống như đề thi chính thức, bộ đề có 01 câu hỏi điểm liệt. Nếu trả lời sai, bài thi sẽ bị đánh trượt dù đúng tất cả câu còn lại.
- Phân loại chi tiết: Số câu hỏi được chia theo từng hạng bằng lái B1, B11, B2, C, D, F theo quy định mới nhất.
Bộ đề này sẽ giúp các thí sinh ôn luyện hiệu quả và nâng cao khả năng đạt kết quả cao trong kỳ thi lý thuyết lái xe.
Cấu trúc bộ đề 600 câu hỏi lý thuyết thi GPLX được chia làm 7 chương gồm:
- Chương 1: 166 câu về khái niệm và quy tắc giao thông đường bộ (Câu 1 - 166).
- Chương 2: 26 câu về nghiệp vụ vận tải (Câu 167 - 192).
- Chương 3: 21 câu về văn hóa giao thông và đạo đức lái xe (Câu 193 - 213).
- Chương 4: 56 câu về kỹ thuật lái xe (Câu 214 - 269).
- Chương 5: 35 câu về cấu tạo và sửa chữa ô tô (Câu 270 - 304).
- Chương 6: 182 câu về hệ thống biển báo đường bộ (Câu 305 - 486).
- Chương 7: 114 câu về giải sa hình và xử lý tình huống giao thông (Câu 487 - 600).
Trong bộ đề thi lý thuyết 600 câu sẽ có 60 câu điểm liệt liên quan đến các tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng. Mỗi đề thi sẽ có từ 01 - 02 câu điểm liệt, và nếu thí sinh trả lời sai một câu điểm liệt, bài thi sẽ bị đánh trượt dù các câu còn lại đều đúng.
Các câu hỏi điểm liệt tập trung vào những hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Giao thông đường bộ, bao gồm:
- Vi phạm tại đường giao với đường sắt: Vượt đèn đỏ, băng qua đường ray khi barie đã hạ, không nhường tàu hỏa...
- Vi phạm trên đường cao tốc: Đi ngược chiều, lạng lách, vượt ẩu, không giữ khoảng cách an toàn...
- Lái xe sau khi sử dụng chất kích thích: Rượu bia, ma túy...
- Các vi phạm khác: Không nhường xe ưu tiên, chở quá số người quy định...
Ngoài ra, bộ đề còn có các câu hỏi về kỹ thuật lái xe an toàn theo tình huống thực tế, như:
- Kỹ thuật lái xe xuống dốc cao, dài: Sử dụng số thấp, phanh động cơ, giữ khoảng cách an toàn…
- Lái xe qua đoạn đường khuất tầm nhìn: Bấm còi, giảm tốc độ, quan sát cẩn thận...
Cấu trúc đề thi lý thuyết học lái xe hạng B1 hiện được quy định như sau:
- 01 câu về khái niệm giao thông
- 01 câu điểm liệt liên quan đến tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng (trả lời sai bị đánh trượt ngay)
- 06 câu về quy tắc giao thông
- 01 câu về tốc độ và khoảng cách lái xe
- 01 câu về văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe
- 01 câu về kỹ thuật lái xe
- 01 câu về cấu tạo và sửa chữa phương tiện
- 09 câu về hệ thống biển báo hiệu đường bộ
- 09 câu về giải thế sa hình và xử lý tình huống giao thông
Cấu trúc đề thi lý thuyết học lái xe ô tô hạng C được quy định như sau:
- 01 câu về khái niệm giao thông
- 01 câu điểm liệt về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng (trả lời sai bị đánh trượt ngay)
- 07 câu về quy tắc giao thông
- 01 câu về nghiệp vụ vận tải
- 01 câu về tốc độ và khoảng cách lái xe
- 01 câu về văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe
- 02 câu về kỹ thuật lái xe
- 01 câu về cấu tạo và sửa chữa phương tiện
- 14 câu về hệ thống biển báo hiệu đường bộ
- 11 câu về giải thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông
Để ôn thi lý thuyết lái xe ô tô hiệu quả, đạt điểm cao, bạn không nên bỏ qua một số mẹo sau:
- Đối với những câu hỏi liên quan đến khái niệm, nên ưu tiên chọn đáp án chứa các từ khóa như bắt buộc, chấp hành, giảm tốc độ, dùng thanh nối cứng, về số thấp, gài số 1, nghiêm cấm/bị nghiêm cấm, cơ quan có thẩm quyền, báo hiệu tạm thời, đèn chiếu xa sang gần, xe chữa cháy làm nhiệm vụ, phương tiện giao thông đường sắt, hiệu lệnh người điều khiển giao thông.
- Đối với các câu hỏi có các từ như kiểm tra, quan sát, xe chữa cháy, ở, tại, phải, trên…, thì nên chọn đáp án dài nhất. Mẹo này cũng áp dụng cho các câu về nghĩa vụ, đạo đức, hành vi, trách nhiệm, khách, tham gia giao thông, văn hóa giao thông, tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Đối với câu hỏi tốc độ, bạn nên nhớ các quy tắc sau:
+ Ngoài khu vực dân cư, tốc độ đối với xe dưới 3,5 tấn là 80 km/h, xe trên 3,5 tấn là 70 km/h, xe mô tô là 60 km/h, xe gắn máy là 50 km/h.
+ Trong khu vực dân cư, xe công nông có tốc độ tối đa là 30 km/h.
+ Trên đường cao tốc, bạn chỉ cần lấy tốc độ cao nhất trong câu và trừ đi 30 km/h.
- Đối với câu hỏi về độ tuổi tham gia giao thông, bạn nên ghi nhớ các thông tin cơ bản là:
+ GPLX hạng B, nam dưới 60 tuổi và nữ dưới 55 tuổi.
+ GPLX hạng C, từ 21 tuổi trở lên.
+ GPLX hạng D, từ 24 tuổi trở lên.
+ GPLX hạng E, từ 27 tuổi trở lên.
- Đối với các câu hỏi về biển báo, bạn cần nhớ 5 nhóm biển báo chính:
+ Biển cấm: Hình tròn, viền đỏ, nền trắng/xanh.
+ Biển nguy hiểm: Hình tam giác, nền vàng, viền đỏ.
+ Biển hiệu lệnh: Hình tròn, nền xanh biển, không viền.
+ Biển chỉ dẫn: Hình chữ nhật/vuông, nền xanh, hình trắng.
+ Biển phụ: Hình vuông/chữ nhật, nền trắng, viền đen, hình đen.
- Đối với các câu hỏi về kỹ thuật lái xe ô tô và thiết bị xe ô tô có các lưu ý sau:
+ Lùi xe số tự động: Đạp phanh hết hành trình.
+ Xuống dốc muốn dừng: Về số thấp.
+ Quay đầu xe: Đầu xe hướng phía nguy hiểm.
+ Gặp xe ngược chiều ban đêm: Chuyển đèn xa sang gần.
+ Nhả phanh tay: Kéo về sau, bóp khóa hãm.
+ Khởi hành xe số tự động: Nạp ly hợp trên hành trình.
+ Đường trơn: Không đánh lái ngoặt, không phanh gấp.
- Đối với các câu hỏi về sa hình thì bạn nên ghi nhớ điều sau:
+ Khi có CSGT điều khiển: nếu CSGT giơ tay thẳng thì tất cả các loại xe đều phải dừng lại; nếu CSGT giang ngang 1 hoặc 2 tay thì xe trước hoặc sau phải dừng lại.
+ Vòng xuyến: Nhường xe bên trái.
+ Ngã 4 không vòng xuyến: Ưu tiên xe bên phải.
+ Xe vào ngã 4 ưu tiên đi trước.Thứ tự ưu tiên là: Xe cứu hỏa > Xe quân sự > Xe công an > Xe cứu thương.
+ Xe ưu tiên cùng nhau hoặc xe không ưu tiên cùng nhau: Xét đường ưu tiên. Đường ưu tiên được đi trước.
+ Xe không vướng xe khác bên phải: Được phép đi trước.
+ Thứ tự ưu tiên khác: Xe rẽ phải > Xe đi thẳng > Xe rẽ trái.
- Đối với các câu hỏi về nghiệp vụ vận tải thì:
+ Hàng siêu trường, siêu trọng không tháo rời.
+ Hàng nguy hiểm: Đáp án an ninh quốc gia, vận chuyển có giấy phép.
+ Xe quá khổ, quá tải: Xin phép đơn vị quản lý giao thông.
+ Vận chuyển động vật sống: Đáp án bảo vệ môi trường, chăm sóc.
+ Xe vệ sinh môi trường: Đáp án che phủ kín, thời gian phù hợp.
Áp dụng các mẹo trên sẽ giúp bạn ôn thi nhanh hơn và đạt kết quả cao trong kỳ thi lý thuyết lái xe.
Trên đây là đề thi thử lý thuyết bằng lái xe ô tô và hướng dẫn chi tiết giúp thí sinh có thể làm bài thi đạt kết quả tốt nhất, hy vọng đã mang tới độc giả nhiều thông tin hữu ích. Đừng quên thường xuyên truy cập loiphatnguoi.vn để tra cứu phạt nguội và cập nhật các tin tức giao thông mới nhất nhé.