Ngày 1/1/2025, nhiều tài khoản ngân hàng bị tạm dừng giao dịch điện tử do chưa tiến hành xác thực sinh trắc học và kiểm tra đối chiếu giấy tờ tùy thân để có thể thực hiện các giao dịch điện từ. Vậy cập nhật sinh trắc học sau ngày 1/1/2025 có được không? Giải đáp chi tiết sẽ có trong bài viết dưới đây.
Trước tình trạng tài khoản ngân hàng bị tạm dừng giao dịch điện tử do chưa xác thực sinh trắc học, nhiều người dân thắc mắc có cập nhật sinh trắc học sau ngày 1/1/2025 được không?
Tại khoản 5 Điều 17 Thông tư 17/2024/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước đã quy định về việc sử dụng thanh toán. Theo đó, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hướng dẫn khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Chỉ được thực hiện rút tiền, giao dịch thanh toán bằng phương tiện điện tử trên tài khoản thanh toán khi đã hoàn thành việc đối chiếu khớp đúng giấy tờ tùy thân và thông tin sinh trắc học của chủ tài khoản hoặc người đại diện (đối với khách hàng cá nhân) hoặc người đại diện hợp pháp (đối với khách hàng tổ chức) với:
- Dữ liệu sinh trắc học được lưu trong bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa của thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước của người đó đã được xác thực chính xác là do cơ quan Công an cấp hoặc thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử của người đó do Hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập; hoặc
- Dữ liệu sinh trắc học được thu thập thông qua gặp mặt trực tiếp người đó đối với trường hợp là người nước ngoài không sử dụng danh tính điện tử, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch; hoặc
- Dữ liệu sinh trắc học đã được thu thập và kiểm tra (đảm bảo sự khớp đúng giữa dữ liệu sinh trắc học của người đó với dữ liệu sinh trắc học trong bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa của thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước đã được xác thực chính xác là do cơ quan Công an cấp hoặc với dữ liệu sinh trắc học của người đó thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử do Hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập); hoặc
- Dữ liệu sinh trắc học của người đó được lưu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong trường hợp sử dụng thẻ căn cước công dân không có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa.
Bên cạnh đó, tại khoản 6 Điều 16 Thông tư 18/2024/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước có quy định về phạm vi sử dụng thẻ. Theo đó, thẻ chỉ được sử dụng để thực hiện giao dịch thẻ bằng phương tiện điện tử khi đã hoàn thành việc đối chiếu đảm bảo khớp đúng giấy tờ tùy thân và thông tin sinh trắc học của chủ thẻ với:
- Dữ liệu sinh trắc học được lưu trong bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa của thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước đã được xác thực chính xác là do cơ quan Công an cấp hoặc thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử của người đó do Hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập; hoặc
- Dữ liệu sinh trắc học đã được thu thập và kiểm tra (đảm bảo sự khớp đúng giữa dữ liệu sinh trắc học của người đó với dữ liệu sinh trắc học trong bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa của thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước đã được xác thực chính xác là do cơ quan Công an cấp hoặc với dữ liệu sinh trắc học của người đó thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử do Hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập); hoặc
- Dữ liệu sinh trắc học được thu thập thông qua gặp mặt trực tiếp người đó đối với trường hợp là người nước ngoài không sử dụng danh tính điện tử, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch; hoặc
- Dữ liệu sinh trắc học của người đó được lưu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong trường hợp sử dụng thẻ căn cước công dân không có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa.
Như vậy, căn cứ quy định pháp luật hiện hành, từ ngày 1/1/2025, người dân chỉ được sử dụng thẻ để tiến hành giao dịch thẻ theo phương thức điện tử khi đã hoàn thành đối chiếu đảm bảo khớp đúng giấy tờ tùy thân và thông tin sinh trắc học. Điều này đồng nghĩa rằng, nếu không xác thực sinh trắc học thì người dùng không thể chuyển khoản hay rút tiền ATM được. Do đó, mọi người dùng đều phải tiến hành xác thực sinh trắc học và hoàn thành kiểm tra đối chiếu giấy tờ tùy thân để có thể thực hiện các giao dịch điện tử theo quy định.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng, người dùng chỉ không thể rút tiền ATM bằng phương thức điện tử (ví dụ như rút tiền bằng mã QR…) còn lại nếu dùng thẻ vật lý thì hoạt động rút tiền vẫn tiến hành bình thường.
Với thắc mắc cập nhật sinh trắc học sau ngày 1/1/2025 có được không thì hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định thời hạn phải làm sinh trắc học. Do đó, sau ngày 1/1/2025, mọi người dân vẫn có thể tiến hành làm sinh trắc học. Và để tài khoản ngân hàng hoạt động bình thường, các giao dịch không bị gián đoạn gây ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc, bạn nên hoàn thành xác thực sinh trắc học càng sớm càng tốt.
Để tài khoản ngân hàng có thể hoạt động trở lại bình thường, bạn cần tiến hành xác thực sinh trắc học. Hiện nay, có 2 cách xác sinh trắc học nhanh chóng mà bạn có thể sử dụng:
- Cách 1: Ra trực tiếp ngân hàng để được hỗ trợ xác thực sinh trắc học;
- Cách 2: Tự xác thực sinh trắc học tại nhà, ngay trên app ngân hàng của mình.
Lưu ý rằng, dù chọn cách nào bạn cũng phải chuẩn bị CCCD có gắn chip, điện thoại có tích hợp quét NFC, cập nhật app ngân hàng phiên bản mới nhất để quá trình xác thực diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.
>> Hướng dẫn cập nhật sinh trắc học MBbank chi tiết
>> Hướng dẫn cập nhật sinh trắc học ACB cực chi tiết
>> Hướng dẫn cập nhật sinh trắc học ngân hàng VIB chi tiết
>> Hướng dẫn cập nhật sinh trắc học ngân hàng SHB chi tiết
Cắn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 19 Thông tư 17/2024/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước quy định các biện pháp kiểm tra, đối chiếu, xác minh thông tin nhận biết khách hàng trong quá trình mở và sử dụng tài khoản thanh toán gồm:
- Biện pháp kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ và đối chiếu đảm bảo sự khớp đúng, chính xác của các tài liệu, thông tin, dữ liệu trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán của khách hàng;
- Áp dụng các biện pháp ngăn chặn các hành vi mạo danh, can thiệp, chỉnh sửa, làm sai lệch việc xác minh thông tin nhận biết khách hàng trong quá trình mở và sử dụng tài khoản thanh toán của khách hàng;
- Biện pháp kỹ thuật, giải pháp công nghệ để đối chiếu khớp đúng thông tin sinh trắc học của khách hàng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 16 Thông tư 17/2024/TT-NHNN và điểm c khoản 5 Điều 17 Thông tư 17/2024/TT-NHNN;
- Các biện pháp đảm bảo việc sử dụng tài khoản thanh toán được thực hiện bởi chính chủ tài khoản thanh toán hoặc người được ủy quyền hoặc người đại diện hoặc người đại diện hợp pháp;
- Các biện pháp khác do ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định nhằm phòng, chống rủi ro gian lận, mạo danh, vi phạm pháp luật hoặc lợi dụng tài khoản thanh toán cho mục đích bất hợp pháp.
Trên đây là giải đáp chi tiết cập nhật sinh trắc học sau ngày 1/1/2025 có được không. Hi vọng bài viết đã mang tới quý độc giả nhiều thông tin hữu ích.